• Thông báo

    Trang này được xây dựng như một Bách khoa về người phương Đông và các vấn đề liên quan. Các bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những mục từ mà mình quan tâm. Nếu không tìm được hoặc chỉ muốn dạo chơi qua, các bạn có thể vào mục Thể loại phía trên và từ mục đó đến với tất cả các thể loại và bài viết có mặt trong trang.

    Ở cuối mỗi trang đều có mục thể loại là nơi tập hợp những bài viết có liên quan đến bài bạn đang xem.
    Các bạn hãy coi phần nhận xét ở cuối mỗi bài là trang thảo luận để cải thiện chất lượng bài và bàn về những vấn đề liên quan. Về những ý kiến đối với toàn trang, xin viết ở phần nhận xét của trang Diễn đàn.

    Bách khoa này đang trong quá trình hoàn thiện nên những bài viết còn rất ít và sơ khai. Trang bắt đầu hoạt động từ ngày 26/6/1010.

    Bongdentoiac Group

    Trụ sở: TP.Hà Nội, Việt Nam Email: bongdentoiac@gmail
  • Thông điệp

    Vì sao

    Xin hiểu vì sao theo nghĩa rộng gồm các ngôi sao, hành tinh và vệ tinh… Vì sao cũng có thể là câu hỏi: vì sao?

    Mỗi người đều có một vì sao riêng của mình. Và vì sao của tôi chính là Trái Đất. Mọi người đều muốn được ngắm nhìn vì sao của mình. Còn tôi, tôi thấy nó hằng ngày, thấy cả trong giấc ngủ. Tôi thấy những gì đang diễn ra xung quanh nó. Vì sao của ai cũng lung linh và họ hi vọng nó sáng chói trên bầu trời, vũ trụ. Vì sao của tôi thì ngày càng tối tăm, mù mịt. Bao nhiêu khí độc, bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu bệnh tật đã làm cho Trái Đất yếu đi nhiều so với cái hồi tôi gặp nó. Ai đã làm nên tất cả những điều này. Đó chính là tôi hay là các bạn đang giữ cho mình một vì sao sáng. Vì sao của đời bạn đã làm cho bạn những gì? Vì sao của tôi luôn hết mình vì mọi người mà chẳng nhận được chút gì. Tôi đã làm được gì cho nó? Xin các bạn hãy giúp tôi thực hiện cái nhiệm vụ to tát này. Để mãi mãi về sau Trái Đất - vì sao của tôi - có thể sinh lợi cho các bạn.

    Hà Nội, 19/8/2005
    Tường Trung Phủ (祥衷甫)

Bản quán

Bản quán (chữ Hàn: 본관; chữ Hán: 本貫; Romaja: Bon-gwan) có thể hiểu như dòng tộc hay quê gốc là một khái niệm của người Triều Tiên nhằm phân biệt nguồn gốc và huyết thống những người cùng họ. Nó còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Quán hương (관향; 貫鄕), Hương quán (향관; 鄕貫), Bản tịch (본적; 本籍), Quán tịch (관적; 貫籍), Tính quán (성관; 姓貫)… Bản quán cũng tương tự như thị (氏; thị tộc) trong cách nói về họ của người Hán. Bản quán của 1 người không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Theo điều tra dân số, Hàn Quốc có tới hơn 4000 bản quán, lớn nhất là Giá Lạc Kim thị (họ Kim) với gần 5 triệu người.
Ở Nhật Bản, chế độ Bản quán xuất hiện từ thời đại Bình An (Heian, 794 – 1185)[1]. Ở một chừng mực nào đó, Bản quán cũng tương tự như Tịch quán (籍貫) trong cách nói của người Trung Quốc.

Các bản quán lớn

Danh sách các bản quán lớn (và thuỷ tổ):
Kim (金)

Lý (李)

An (安)

  1. Thuận Hưng (Sunheung): An Tử Mĩ (An Ja Mi)

Bạch (白)

  1. Thuỷ Nguyên (Suwon): Bạch Vũ Kinh (Baek U Gyeong)

Bùi (裵)

  1. Tinh Châu (Seongju) gồm 2 bản quán là Tinh Châu và Tinh Sơn (Seongsan): Bùi Vị Tuấn (Bae Wi Jun)

Cao (高)

  1. Tế Châu (Jeju): Cao Ất Na (Go Eul Na)

Chu (朱)

  1. Tân An (Sin’an): Chu Tiềm (Ju Jam)

Cụ (具)

  1. Lăng Thành (Neungseong): Cụ Tồn Dụ (Gu Jon Yu)

Doãn (尹)

  1. Pha Bình (Papyeong) còn goi là Pha Châu (Paju): Doãn Sân Đạt (Yun Sin Dal)

Du (兪)

  1. Kỉ Khê (Gigye): Du Tam Tể (Yu Sam Jae)

Điền (田)

  1. Đàm Dương (Dam’yang): Điền Đắc Thì (Jeon Deuk Si)

Đinh (丁)

  1. La Châu (Naju) còn gọi là Linh Quang (Yeonggwang), Nghĩa Thành (Uiseong), Xương Nguyên (Changwon): Đinh Đức Thịnh (Jeong Deok Seong)

Hà (河)

  1. Tấn Châu (Jinju): Hà Củng Thần (Ha Gong Jin), Hà Trân (Ha Jin), Hà Thành (Ha Seong)

Hàn (韓)

  1. Thanh Châu (Cheongju): Hàn Lan (Han Ran)

Hoàng (黃)

  1. Xương Nguyên (Changwon): Hoàng Thạch Kì (Hwang Seok Gi), Hoàng Trung Tuấn (Hwang Chung Jun), Hoàng Lượng Trùng (Hwang Yang Chung)
  2. Trường Thuỷ (Jangsu): Hoàng Quỳnh (Hwang Gyeong)
  3. Bình Hải (Pyeonghae): Hoàng Ôn Nhân (Hwang On In)

Hồng (洪)

  1. Nam Dương (Nam’yang) hệ Đường Hồng: Hồng Ân Duyệt (Hong Eun Yeol) cổ hơn có thể là Hồng Thiên Hà (Hong Cheon Ha)

Hứa (許)

  1. Dương Xuyên (Yangcheon): Hứa Tuyên Văn (Heo Seon Mun)
  2. Kim Hải (Ginhae): Hứa Diễm (Heo Yeom)

Khổng (孔)

  1. Khúc Phụ (Gokbu): Khổng Thiệu (Gong So)

Khương (姜)

  1. Tấn Châu (Jinju) gồm 2 nhánh là Tấn Châu và Tấn Dương (Jinyang): Khương Dĩ Thức (Gang I Sik)

La (羅)

  1. La Châu (Naju): La Phú (Na Bu)

Lâm (林)

  1. La Châu (Naju): Lâm Tí (Im Bi)
  2. Bình Trạch (Pyeongtaek) còn gọi là Bình Thành (Pyeongseong): Lâm Bát Cập (Im Pal Geup)

Liễu (柳)

  1. Văn Hoá (Munhwa): Liễu Xa Đạt (Ryu Cha Dal)

Lương (梁)

  1. Nam Nguyên (Namwon) tách ra từ bản quán Tế Châu: Lương Ất Na (Yang Eul Na) họ Lương (良), Lương Hữu Lượng (Yang U Ryang) người sáng lập
  2. Tế Châu (Jeju): Lương Ất Na (Yang Eul Na) họ Lương (良), Lương Tuân (Yang Sun) người sáng lập

Lưu (劉)

  1. Giang Lăng (Gangreung): Lưu Thuyên (Yu Yeon)

Mẫn (閔)

  1. Li Hưng (Yeoheung): Mẫn Xưng Đạo (Min Ching Do)

Nam (南)

  1. Nghi Ninh (Uiryeong): Nam Mẫn (Nam Min) 2 bản quán Anh Dương (Yeong’yang) và Cố Thành (Goseong) có cùng thuỷ tổ, Nam Quân Phủ (Nam Gun Bo) người sáng lập

Nghiêm (嚴)

  1. Ninh Việt (Yeongwol): Nghiêm Lâm Nghĩa (Eom Im Ui)

Ngô (吳)

  1. Hải Châu (Haeju): Ngô Nhân Dụ (O In Yu)

Nguyên (元)

  1. Nguyên Châu (Wonju): Nguyên Kính (Won Gyeong)

Nhâm (任)

  1. Phong Xuyên (Phungcheon): Nhâm Ôn (Im On)

Phác (朴)

  1. Mật Dương (Mil’yang) còn gọi là Mật Thành (Milseong): Phác Ngạn Thầm (Bak Eon Chim)
  2. Hàm Dương (Ham’yang): Phác Ngạn Tín (Bak Eon Sin)
  3. Phan Nam (Bannam): Phác Ứng Châu (Bak Eung Ju)
  4. Thuận Thiên (Suncheon): Phác Anh Quy (Bak Yeong Gyu)
  5. Vụ An (Mu’an): Phác Tiến Thăng (Bak Jin Seung)

Quách (郭)

  1. Huyền Phong (Hyeonpung): Quách Kính (Gwak Gyeong)

Quyền (權)

  1. An Đông (Andong): Quyền Hạnh (Gwon Haeng)

Tào (曺)

  1. Xương Ninh (Changnyeong): Tào Kế Long (Jo Gye Ryong)

Tân (辛)

  1. Linh Sơn (Yeongsan) gồm 2 bản quán là Linh Sơn và Ninh Việt (Yeongwol): Tân Kính (Sin Gyeong)

Thành (成)

  1. Xương Ninh (Changnyeong): Thành Nhân Phụ (Seong In Bo)

Thẩm (沈)

  1. Thanh Tùng (Cheongsong): Thẩm Hồng Phu (Sim Hong Bu)

Thân (申)

  1. Bình Sơn (Pyeongsan): Thân Sùng Khiêm (Sin Sung Gyeom)
  2. Cao Linh (Goryeong): Thân Thành Dụng (Sin Seong Yong)

Thiên (千)

  1. Dĩnh Dương (Yeong’yang): Thiên Nham (Cheon Am)

Thôi (崔)

  1. Khánh Châu (Gyeongju): Thôi Trí Viễn (Choe Chi Won)
  2. Toàn Châu (Jeonju): Thôi Thuần Tước (Choe Sun Jak), Thôi Quần Ngọc (Choe Gun Ok), Thôi Quân (Choe Gyun)
  3. Hải Châu (Haeju): Thôi Ôn (Choe On)
  4. Giang Lăng (Gangreung): Thôi Tất Đạt (Choe Pil Dal), Thôi Hân Phụng (Choe Heun Bong), Thôi Văn Hán (Choe Mun Han)
  5. Đam Tân (Tamjin): Thôi Tư Toàn (Choe Sa Jeon)

Toàn (全)

  1. Thiên An (Cheon’an): Toàn Nhạc (Jeon Rak)
  2. Tinh Thiện (Jeongseon): Toàn Huyên (Jeon Seon)

Tôn (孫)

  1. Mật Dương (Mil’yang): Tôn Thuận (Son Sun) 2 bản quán Khánh Châu (Gyeongju) và Bình Hải (Pyeonghae) có cùng thuỷ tổ

Tống (宋)

  1. Lệ Sơn (Yeosan): Tống Duy Dực (Song Yu Ik)
  2. Ân Tân (Eunjin): Tống Đại Nguyên (Song Dae Won)

Trần (陳)

  1. Li Dương (Yeoyang): Trần Sủng Hậu (Jin Chong Hu)

Trì (池)

  1. Trung Châu (Chungju): Trì Kính (Ji Gyeong)

Triệu (趙)

  1. Hán Dương (Han’yang): Triệu Chi Thọ (Jo Ji Su)
  2. Hàm An (Ham’an): Triệu Đỉnh (Jo Jeong)
  3. Phong Nhưỡng (Pung’yang): Triệu Mạnh (Jo Maeng)

Trịnh (鄭)

  1. Đông Lai (Dongrae): Trịnh Hội Văn (Jeong Hoe Mun)
  2. Khánh Châu (Gyeongju): Trí Bách Hổ (Ji Baek Ho), Trịnh Trân Hậu (Jeong Jin Hu) người sáng lập
  3. Diên Nhật (Yeon’il) gồm 3 bản quán là Diên Nhật, Ngưỡng Nhật (Yeongil) và Ô Xuyên (Ocheon): Trịnh Tông Ân (Jeong Jong Eun)
  4. Tấn Châu (Jinju) gồm 2 nhánh là Tấn Châu và Tấn Dương (Jinyang): Trịnh Nghệ (Jeong Ye), Trịnh Trang (Jeong Jang), Trịnh Tử Hữu (Jeong Ja U), Trịnh Hiển (Jeong Heon)
  5. Hà Đông (Hadong): Trịnh Đạo Chính (Jeong Do Jeong), Trịnh Ưng (Jeong Eung), Trịnh Tốn Vị (Jeong Son Wi)
  6. Thảo Khê (Chogye): Trịnh Bội Kiệt (Jeong Bae Geol)

Trương (張)

  1. Nhân Đồng (Indong): Trương Quế (Jang Gye), Trương Kim Dụng (Jang Geum Yong)

Từ (徐)

  1. Đạt Thành (Dalseong): Từ Tấn (Seo Jin)
  2. Lợi Xuyên (Icheon): Từ Thần Dật (Seo Sin Il)
  3. Đại Khâu (Daegu): Từ Hãn (Seo Han)

Văn (文)

  1. Nam Bình (Nampyeong): Văn Đa Tỉnh (Mun Da Seong)

Vũ (禹)

  1. Đan Dương (Dan’yang): Vũ Huyền (U Hyeon)

Xa (車)

  1. Diên An (Yeonan): Xa Hiếu Toàn (Cha Hyo Jeon)

Tham khảo

Thể loại Họ phương Đông | Triều Tiên

Bình luận về bài viết này