• Thông báo

    Trang này được xây dựng như một Bách khoa về người phương Đông và các vấn đề liên quan. Các bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những mục từ mà mình quan tâm. Nếu không tìm được hoặc chỉ muốn dạo chơi qua, các bạn có thể vào mục Thể loại phía trên và từ mục đó đến với tất cả các thể loại và bài viết có mặt trong trang.

    Ở cuối mỗi trang đều có mục thể loại là nơi tập hợp những bài viết có liên quan đến bài bạn đang xem.
    Các bạn hãy coi phần nhận xét ở cuối mỗi bài là trang thảo luận để cải thiện chất lượng bài và bàn về những vấn đề liên quan. Về những ý kiến đối với toàn trang, xin viết ở phần nhận xét của trang Diễn đàn.

    Bách khoa này đang trong quá trình hoàn thiện nên những bài viết còn rất ít và sơ khai. Trang bắt đầu hoạt động từ ngày 26/6/1010.

    Bongdentoiac Group

    Trụ sở: TP.Hà Nội, Việt Nam Email: bongdentoiac@gmail
  • Thông điệp

    Vì sao

    Xin hiểu vì sao theo nghĩa rộng gồm các ngôi sao, hành tinh và vệ tinh… Vì sao cũng có thể là câu hỏi: vì sao?

    Mỗi người đều có một vì sao riêng của mình. Và vì sao của tôi chính là Trái Đất. Mọi người đều muốn được ngắm nhìn vì sao của mình. Còn tôi, tôi thấy nó hằng ngày, thấy cả trong giấc ngủ. Tôi thấy những gì đang diễn ra xung quanh nó. Vì sao của ai cũng lung linh và họ hi vọng nó sáng chói trên bầu trời, vũ trụ. Vì sao của tôi thì ngày càng tối tăm, mù mịt. Bao nhiêu khí độc, bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu bệnh tật đã làm cho Trái Đất yếu đi nhiều so với cái hồi tôi gặp nó. Ai đã làm nên tất cả những điều này. Đó chính là tôi hay là các bạn đang giữ cho mình một vì sao sáng. Vì sao của đời bạn đã làm cho bạn những gì? Vì sao của tôi luôn hết mình vì mọi người mà chẳng nhận được chút gì. Tôi đã làm được gì cho nó? Xin các bạn hãy giúp tôi thực hiện cái nhiệm vụ to tát này. Để mãi mãi về sau Trái Đất - vì sao của tôi - có thể sinh lợi cho các bạn.

    Hà Nội, 19/8/2005
    Tường Trung Phủ (祥衷甫)

Người Hán

Người Hán là dân tộc đông nhất ở phương Đông cũng như trên thế giới. Về căn bản, người Hán không hẳn là một dân tộc mà là một nhóm sắc tộc có quan hệ mật thiết với nhau về lịch sử, văn hoá…

Nguồn gốc

Người Hán bắt nguồn từ bộ tộc Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) nên trước kia được gọi là người Hạ hay tộc Hoa Hạ (华夏族). Theo cuốn Tranh luận về vấn đề dân tộc và nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa của nhà xuất bản Văn nghệ Bách Hoa Châu, dân tộc Hoa Hạ là do các bộ tộc người Hạ, người Thương và người Chu sống lẫn với nhau tạo thành.
Tộc Hán sau này lại cùng nhiều tộc người khác như Ô Hoàn (烏桓), Tiên Ti (鮮卑), Đê (氐), Yết (羯), Đinh Linh (丁零), Sa Đà (沙陀), Nam Việt (南越)… đồng hoá lẫn nhau để tạo thành dân tộc Hán như hiện nay.

Các tên gọi

Hán tộc (giản thể: 汉族; phồn thể: 漢族) bắt nguồn từ tên triều đại Hán – một trong những triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc. Hán cũng là cách gọi được sử dụng ngày nay để chỉ hỗn tộc này.
Hoa nhân (giản thể: 华人, phồn thể: 華人) là từ dành để chỉ những người thuộc nền văn minh Trung Hoa (中華), bao gồm cả những người gốc Trung Quốc đang sinh sống ở nước ngoài. Hoa cũng là cách gọi dân tộc Hán ở Việt Nam.
Đường nhân (唐人) là cách gọi khác trong ngôn ngữ Quảng Phủ, Khách Gia và Mân Nam về người Hán ở nước ngoài. Nó bắt nguồn từ tên triều đại phong kiến cực thịnh của Trung Quốc là Đại Đường.

Dân số và sự phân bố

Dân tộc Hán có dân số khoảng 1,43 tỉ người, chiếm khoảng 17% dân số thế giới; là dân tộc có số dân đông nhất, sinh sống chủ yếu ở Trung Quốc (phần phía đông).
Các quốc gia có đông người Hán sinh sống
Có khoảng gần 1,3 tỉ người Hán sinh sống ở bản địa Trung Quốc (gồm cả Đài Loan). Ngoài ra còn có (xếp theo số lượng):

Châu Á Châu Âu Châu Mĩ
1. Thái Lan
2. Malaysia
3. Indonesia
4. Tân Gia Ba (Singapore)
5. Myanmar
6. Philippines
7. Hàn Quốc
8. Việt Nam
9. Nhật Bản
10. Cambodia
11. Lào
12. UAE
1. Nga
2. Pháp
3. Anh
4. Ý
5. Đức
6. Tây Ban Nha
7. Hà Lan

Châu Đại Dương
1. Australia
2. New Zealand

1. Mĩ
2. Canada
3. Peru
4. Brazil
5. Panama
6. Cuba
7. Argentina

Châu Phi
1. Nam Phi
2. Algeria

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ nói
Người Hán có nhiều ngôn ngữ khác nhau gọi là các phương ngôn, phổ biến là Quan thoại, tiếng Ngô, tiếng Việt, tiếng Mân, tiếng Tấn, tiếng Tương, tiếng Khách Gia, tiếng Cám… gọi chung là tiếng Hán (hay tiếng Trung).
Ngôn ngữ viết
Người Hán có 2 bộ chữ viết chính là chữ Phồn thể và chữ Giản thể.

Phân loại

Xem: Phân nhóm tộc Trung Hoa
Người Hán phân chia dân tộc mình thành các dân hệ (民系) dựa trên những đặc điểm về phương ngôn, văn hoá và phong tục. Một số dân hệ đôi khi cũng được xem như những dân tộc không chính thức thuộc nhóm dân tộc Hán. Sách Kiến trúc dân cư Trung Quốc của Lục Nguyên Đỉnh và Dương Cốc Sinh (NXB Đại học Lí Công Hoa Nam) dựa theo phương ngôn, chia người Hán thành 8 dân hệ lớn là Quan thoại Phương Bắc (北方官話), Tiếng Tấn (晉語), Ngô Việt (吳越), Mân Hải (閩海), Lĩnh Nam (嶺南), Hồ Tương (湖湘), Giang Hữu (江右) và Khách Gia (客家).

Dân hệ Phương Bắc
Dân số: gần 950 triệu người.
Ngôn ngữ: nhóm tiếng Quan thoại
Nhánh: Ba Thục (Tứ Xuyên), Đông Bắc, Giang Hoài (Giang Bắc, Tô Bắc), Sơn Đông, Trung Nguyên…
Dân hệ Mân Hải (Mân)
Dân số: hơn 150 triệu người.
Ngôn ngữ: nhóm tiếng Mân
Địa bàn chủ yếu: Phúc Kiến, Đài Loan, trung bộ Hải Nam, đông nam Quảng Đông
Nhánh: Hải Nam (Quỳnh Văn, Quỳnh Nhai), Hưng Hoá (Bồ Điền), Lôi Châu, Mân Bắc, Mân Nam (Phúc Lão), Phúc Châu (Mân Đông)
– Nhánh của Mân Nam: Hải Lục Phong, Huệ An Nữ, Long Nham, Tầm Bộ Nữ, Triều Châu (Triều Xán)
Dân hệ Ngô Việt (Giang Nam, Giang Chiết)
Dân số: hơn 80 triệu người.
Ngôn ngữ: tiếng Ngô
Địa bàn chủ yếu: Chiết Giang, Thượng Hải, nam Giang Tô, đông nam An Huy
Nhánh: Ninh Ba, Ôn Châu, Sa Thượng, Thượng Hải…
Dân hệ Khách Gia
Dân số: gần 80 triệu người.
Ngôn ngữ: tiếng Khách Gia
Địa bàn chủ yếu: đông Quảng Đông, nam Giang Tây, tây nam Phúc Kiến
Dân hệ Quảng Phủ (Quảng Đông, Lĩnh Nam)
Dân số: gần 70 triệu người.
Ngôn ngữ: tiếng Việt
Địa bàn chủ yếu: Quảng Đông, Hương Cảng (Hong Kong), Áo Môn (Macau), đông Quảng Tây
Nhánh dân hệ: Tứ Ấp (Đài Sơn), Vi Đầu
Dân hệ Giang Hữu (Cám)
Dân số: gần 50 triệu người.
Ngôn ngữ: tiếng Cám
Địa bàn chủ yếu: Giang Tây, đông Hồ Nam
Dân hệ Hồ Tương (Hồ Nam, Tương)
Dân số: gần 40 triệu người.
Ngôn ngữ: tiếng Tương
Địa bàn chủ yếu: Hồ Nam
Dân hệ Huy Châu
Dân số: gần 5 triệu người.
Ngôn ngữ: tiếng Huy
Địa bàn chủ yếu: Huy Châu (An Huy)

Nhóm khác
– Đản Gia (蜑家): Hải Nam, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây…
– Hán núi cao (高山汉): Vân Nam, Quý Châu

Một số sắc tộc không phân loại

Ở Trung Quốc, ngoài 56 dân tộc chính được công nhận còn khoảng 1 triệu người thuộc các sắc tộc không được phân loại. Nhiều sắc tộc trong số đó được tạm xếp vào nhóm người Hán:
– nói tiếng Hán: Đại Hoà (大和, trẻ mồ côi người Nhật bị bỏ lại Trung Quốc sau Thế chiến II), Giả Lai Trại (者來寨, có đặc điểm nhân chủng của đại chủng Âu), Trạm (站), Xuyên Thanh (穿青, có nguồn gốc từ binh lính người Hán và 1 vài sắc tộc khác)
– nói ngôn ngữ khác: Lâm Cao (臨高), Ngật Long (仡隆), Tiêu (标)

Một số sắc tộc khác có bộ phận được xếp vào nhóm Hán:
– nói tiếng Hán: Bổn (本, tự xưng là hậu duệ Khiết Đan), Ngoã Hương (瓦乡)
– nói ngôn ngữ khác: Long Gia (龍家), Nghệ (羿), Trà Động (茶洞)

Dân tộc liên quan

Một số dân hệ kể trên được xem như 1 dân tộc ở các quốc gia ngoài Trung Quốc. Như ở Campuchia, người Hán được chia thành 5 sắc tộc là Hán, Khách Gia (Hakka), Phúc Kiến (Hokkien), Quảng Đông (Cantonese) và Triều Châu (Teochew). Ngoài những người được xác định là gốc Hán còn một số dân tộc nói tiếng Hán khác cũng có thể là một nhánh của người Hán như:

  • Đông Can (Dungan – Kazakhstan, Kyrgyzstan): nói tiếng Đông Can (phương ngữ của Quan Trung Nguyên)
  • Hồi (1 dân tộc ở Trung Quốc): nói phương ngôn Quan Trung Nguyên; là dân tộc có nhiều nguồn gốc nhưng có đặc điểm chung là theo đạo Hồi
  • Ngải (Ngái – Việt Nam): nói tiếng Khách Gia; cùng với người Khách Gia đều có tên gọi chung (ở Việt Nam) là người Hẹ
  • Quả Cảm (Kokang – Myanmar): nói tiếng Quan thoại
  • Sơn Dao (Sán Dìu – Việt Nam): nói tiếng Khách Gia
  • Sơn Tử (Sán Chỉ – nhánh người Sán Chay ở Việt Nam): nói tiếng Bình thoại

Ở Trung Quốc, có một số nhóm sắc tộc có liên quan đến người Hán (nói tiếng Hán) nhưng lại được chính phủ Trung Quốc xếp vào nhóm dân tộc khác như Lạt Bá (Miêu), Lẫm Kiết (Thổ Gia)…
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có người Xạ Phang (Hạ Phương) nói tiếng Vân Nam (nhánh của Quan thoại Tây Nam) được tạm xếp vào nhóm dân tộc Hoa dù về mặt văn hoá và trang phục có sự tương đồng với các nhóm dân tộc H’Mông hay Lô Lô.

Người lai Hán
Người Hán di cư xuống Đông Nam Á từ khoảng thế kỉ XVI. Họ sống lẫn với dân bản địa và hình thành những nhóm người lai, có nền văn hoá riêng đặc sắc. Có khoảng 10 triệu người lai Hán như thế với các tên gọi như:
– Peranakan (Ba Ba Hương Nhạ hay người Hoa Thổ sinh): Peranakan tiếng Mã Lai nghĩa là hậu duệ; tên được sử dụng ở Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan.
– Benteng (Văn Đăng): người lai Hán có nguồn gốc ở Tangerang (Indonesia).
– Chin Haw (Tần Hoắc): người Hán di cư có nguồn gốc chủ yếu từ Vân Nam.
– Panthay (Phan Thái): người Hán theo đạo Hồi ở Myanmar.
– Sangley (Sinh Lí hay Thường Lai): người lai Hán ở Philippines.

Ngoài ra, ở Viễn Đông (Nga) còn có người Taz (Tháp Tư) là người Hán lai với người Udege và người Nanai bản địa, nói tiếng Taz (phương ngữ của Quan thoại Đông Bắc). Ở Nhật Bản có tộc Cửu Mễ (Kume) là nhóm 36 gia tộc người Mân di cư đến vương quốc Lưu Cầu (nay là huyện Xung Thằng (Okinawa), Nhật Bản) từ thời nhà Minh.

Khái niệm dân tộc Hoa

Như đã nói ở trên, người Hán gồm nhiều sắc tộc sống lẫn với nhau. Tuy nhiên, về mặt nhân chủng, người Hán lại thuộc 2 đại chủng nhánh Mongoloid (tương tự người Mông Cổ) và nhánh Mongoloid phương Nam (tương tự người Việt). Thêm vào đó, nhánh Mongoloid phân bố chủ yếu ở bắc Hoàng Hà (nhóm Quan thoại), còn nhánh Mongoloid phương Nam sinh sống chủ yếu ở phía nam sông Dương Tử (vùng đất Bách Việt xưa); Hoa Trung là vùng hỗn chủng. Về mặt lịch sử, theo sách Giản sử Kinh tế Trung Quốc cổ đại của Đại học Phục Đán xuất bản năm 1982, vua Nguyên chia đất nước thành 4 sắc dân là Mông Cổ, Sắc Mục (dân du mục Tây Vực, Tây Hạ), Hán (người Hán thuộc nhà Kim) và Nam (người Hán thuộc nhà Nam Tống).
Như vậy, ta có thể chia người Hán làm 2 phần là nhóm nói tiếng Quan thoại (tức người Hán) và nhóm nói các ngôn ngữ Hán phương nam (tạm gọi là người Hoa Nam). Người Hoa Nam tuỳ theo ngôn ngữ có thể được chia nhỏ hơn thành các nhánh Mân, Việt, Khách Gia…

Quốc gia người Hán

    Vương quốc phong kiến lớn:

  • Tần (221 TCN – 206 TCN)
  • Hán (202 TCN – 220)
  • Tấn (266 – 420)
  • Tuỳ (581 – 619)
  • Đường (618 – 907)
  • Tống (960 – 1279)
  • Minh (1368 – 1644)
    Quốc gia và vùng lãnh thổ hiện đại:
  • Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa
  • Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
  • Tân Gia Ba (Singapore)
  • Đặc khu hành chính Hương Cảng (Hongkong)
  • Đặc khu hành chính Áo Môn (Macau)
Thể loại Dân tộc

Bình luận về bài viết này