• Thông báo

    Trang này được xây dựng như một Bách khoa về người phương Đông và các vấn đề liên quan. Các bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những mục từ mà mình quan tâm. Nếu không tìm được hoặc chỉ muốn dạo chơi qua, các bạn có thể vào mục Thể loại phía trên và từ mục đó đến với tất cả các thể loại và bài viết có mặt trong trang.

    Ở cuối mỗi trang đều có mục thể loại là nơi tập hợp những bài viết có liên quan đến bài bạn đang xem.
    Các bạn hãy coi phần nhận xét ở cuối mỗi bài là trang thảo luận để cải thiện chất lượng bài và bàn về những vấn đề liên quan. Về những ý kiến đối với toàn trang, xin viết ở phần nhận xét của trang Diễn đàn.

    Bách khoa này đang trong quá trình hoàn thiện nên những bài viết còn rất ít và sơ khai. Trang bắt đầu hoạt động từ ngày 26/6/1010.

    Bongdentoiac Group

    Trụ sở: TP.Hà Nội, Việt Nam Email: bongdentoiac@gmail
  • Thông điệp

    Vì sao

    Xin hiểu vì sao theo nghĩa rộng gồm các ngôi sao, hành tinh và vệ tinh… Vì sao cũng có thể là câu hỏi: vì sao?

    Mỗi người đều có một vì sao riêng của mình. Và vì sao của tôi chính là Trái Đất. Mọi người đều muốn được ngắm nhìn vì sao của mình. Còn tôi, tôi thấy nó hằng ngày, thấy cả trong giấc ngủ. Tôi thấy những gì đang diễn ra xung quanh nó. Vì sao của ai cũng lung linh và họ hi vọng nó sáng chói trên bầu trời, vũ trụ. Vì sao của tôi thì ngày càng tối tăm, mù mịt. Bao nhiêu khí độc, bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu bệnh tật đã làm cho Trái Đất yếu đi nhiều so với cái hồi tôi gặp nó. Ai đã làm nên tất cả những điều này. Đó chính là tôi hay là các bạn đang giữ cho mình một vì sao sáng. Vì sao của đời bạn đã làm cho bạn những gì? Vì sao của tôi luôn hết mình vì mọi người mà chẳng nhận được chút gì. Tôi đã làm được gì cho nó? Xin các bạn hãy giúp tôi thực hiện cái nhiệm vụ to tát này. Để mãi mãi về sau Trái Đất - vì sao của tôi - có thể sinh lợi cho các bạn.

    Hà Nội, 19/8/2005
    Tường Trung Phủ (祥衷甫)

Quy tắc I – Y

Lưu ý: Người viết bài này không phải là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ hay học giả và cũng không giỏi viết hay miêu tả nên khi đọc bạn có thể sẽ cảm thấy rất lủng củng, thiếu tính khoa học và khó thuyết phục.

Khái quát

Có những quy tắc mà ai cũng thấy thế và sử dụng, nhưng tôi nghĩ vẫn cần nói lại. Tiếng Việt có 2 nguyên âm i – y. Nếu như bỏ một trong hai thì sẽ không hay và đôi khi sẽ tạo nên những cách viết rất lạ. Vì đây chỉ là quy tắc cá nhân và không có ảnh hưởng đến toàn bộ người Việt nên không thể có những gì quá khác hoặc không ai dùng. Nhìn chung, mâu thuẫn i – y cũng chỉ xuất hiện khi ta ghép chúng với các phụ âm H, K, L, M, Q (Qu), S, T (T, Th).

Quy tắc chung

  1. Đối với /i/ đứng riêng, ta vẫn tuân theo quy tắc: Hán Việt dùng y, thuần Việt viết i.
  2. /i/ đứng đầu chữ: như trường hợp 1.
  3. Đối với /i/ không ghép với các phụ âm trên kia: dùng i.
  4. Các trường hợp phân biệt bằng cách phát âm thì đã quá rõ ràng. VD: tai, tay…
  5. Các trường hợp sau nguyên âm o, ô, ơ ghép với i; â ghép với y

Quy tắc riêng

  1. Dùng i trong các trường hợp đứng sau các phụ âm nêu trên kia.
  2. Trường hợp Qu, tôi nghĩ nên hiểu là Q+u chứ không phải Qu. Tức là nên dùng y. VD: quy, quý (theo cách phát âm). Hãy thử đánh vần: “u-y-uy-Quờ-uy-Quy-hỏi-Quỷ” và “u-i-ui-Quờ-ui-cui-hỏi-củi”.

Trường hợp riêng

  1. Đối với những cụm từ quá phổ biến và không hoặc rất ít có cách viết thứ 2 như họ Lý, công ty, đại lý… thì ta để y.
  2. Đối với tên riêng (tên người, địa danh) Việt Nam thì giữ nguyên như cũ, nghĩa là như lúc nó xuất hiện. Kiểu như: Đường kách mệnh, Hồ Dzếch…

Thực ra, tôi nghĩ điều này đã được Từ điển bách khoa Việt Nam (2005, NXB Từ điển bách khoa) thực hành khá đúng. Như Sử kí với tác phẩm của Tư Mã Thiên và Đại Việt sử ký với những tác phẩm sử Việt Nam.

Cách viết i

Đúng như người ta nói, viết i làm chữ cụt lủn. Viết y trông chữ sẽ to rộng và đẹp hơn. Đó là nguyên do tại sao người ta vẫn cứ để họ Lý chứ không phải Lí. Nhiều người cho để y trong cách nói trang trọng. Nhưng như thế thì thật khó phán đoán. Theo như trên, tôi là người thiên về cách viết i, hay thiên về cách viết của bộ Giáo dục Việt Nam.

Tổng kết

Sau khi đã nói rất nhiều, tôi xin kết lại cái quy tắc rất đơn giản của mình. Ngoại trừ trường hợp i và y tạo nên những từ có nghĩa khác nhau (sau a, u) thì:

  1. /i/ đứng sau phụ âm là i. VD: tình hình, mĩ thuật, thiên đường…
  2. /i/ đứng sau nguyên âm:
    o, ô, ơ ghép với i
    â ghép với y (điều này ai cũng thấy).
    u ghép với âm /k/ theo công thức c + ui (thường là thuần Việt) và q + uy (thường là Hán Việt) và không ghép với k. Đối với các phụ âm khác, nếu âm /i/ không đứng cuối thì dùng y, nếu không dùng i. VD: truyền thuyết, quả quýt, bó củi…
    ư ghép với i. VD: ngửi, khung cửi…
  3. /i/ đứng đầu hoặc một mình thì theo quy tắc Hán Việt dùng y, thuần Việt viết i. VD: im lặng, í ới, yên tĩnh, y học….
  4. và ngoại trừ những trường hợp đặc biệt trên kia.

Hạn chế

Có một điều rất khó khăn trong các quy tắc y – i được đề xuất là khó hiểu. Bởi người ta dùng từ chuyên môn quá mà đại đa số người đọc chưa thể hiểu. Ngay một sinh viên đại học còn viết sai chính tả nữa là. Quy tắc i – y ở đây quá khó hiểu. Quy tắc của tôi ở trên có thể nói đã dễ hiểu hơn một bậc nhưng thật ra vẫn có điều phải bàn. Đó là không phải ai cũng phân biệt được nguyên âm với phụ âm. Đây là một điều mà tôi đã tự kiểm chứng. Vậy để khắc phục điều đó, tôi xin liệt kê ra các nguyên âm trong tiếng Việt: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư và y. Trong đó, nguyên âm nào ghép với /i/ nào đã được nói trên kia. Các nguyên âm còn lại không ghép được với /i/.

Đọc thêm

Bongdentoiac

Phía trên là phần bài viết của Bongdentoiac. Bách khoa người phương Đông xin được bổ sung tiếp cách viết /i/ của mình.

Cách dùng

Đối với các Trường hợp riêng phía trên, chúng tôi chỉ chấp nhận viết y đối với tên riêng tiếng Việt đã có và tồn tại từ thời Pháp thuộc – tức là khi chữ Quốc ngữ được sử dụng rộng rãi. Còn các danh từ riêng trước đó (trừ tên người) và các danh từ chung (như công ti, đại lí…) thì vẫn để i theo đúng quy tắc.

Nguyên do

Cách dùng i là quy tắc mà bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã đưa ra và được chính phủ phê duyệt từ 1984 (xem nguồn tham khảo phía trên). Hơn nữa, việc viết này cũng là một hành động thúc đẩy quá trình chuẩn hoá tiếng Việt. Cùng với cách viết i, chúng tôi còn tuân thủ một số quy tắc khác của bộ Giáo dục Việt Nam như việc bỏ dấu (oà, uỳ thay vì òa, ùy).
Trong tiếng Việt, âm /i/ có hai cách kí âm là i và y. Y là bán nguyên âm của i (cũng như ă, â là bán nguyên âm của a). Do đó, y chỉ được dùng ở chỗ mà âm /i/ không phải là nguyên âm chính. Điều này không dễ đối với nhiều người. Mặc dù quy tắc trên kia không hoàn toàn đúng, nhưng nó đã tuân theo một cách tương đối cách phân chia này.

Các cách viết hiện nay

Trên thực tế không phải tất cả mọi người viết tiếng Việt đều theo hoặc quy tắc y hoặc quy tắc i. Cách viết y là cách viết phổ biến hơn cả. Nhiều người học trong trường phổ thông là i nhưng khi tiếp xúc với xã hội vẫn bị ảnh hưởng (đôi khi cả giáo viên cũng viết không thống nhất). Một phần không nhỏ trong số ấy chỉ là viết thụ động vì không có ý thức về việc viết y hay i là đúng hoặc không hiểu nên cứ thấy người trước viết thế nào thì viết theo. Hoặc cũng có thể vì tránh viết cách viết ngược đời mà tất cả mọi người trong nhóm đó, cộng đồng đó đều không sử dụng.
Có một luận điểm của một bộ phận người viết y là đối với tên riêng thì viết y vì nó trang trọng và trông đẹp hơn cách viết i. Nếu nói như thế thì thật khó phản kháng. Và cũng vì hiện tượng này rất phổ biến nên chúng tôi buộc phải chấp nhận cách viết đó (nhưng vẫn hạn chế trường hợp như trên đã nói).

  • Tỉ: một số người viết y vẫn viết là tỉ như tỉ số, tỉ suất, tỉ đối… mặc dù theo quy tắc của họ, những từ Hán Việt như thế phải ghép với y. Đây chỉ là cách viết do thói quen. Tương tự với nó có lẽ là trường hợp của vi – vy hay lí do – lý do.
  • Sĩ: sẽ rất khó xác định nếu ta viết si tình mà lại là sỹ quan. Vì chúng cùng là phụ âm /s/ được ghép với âm /i/. Do đó, nhiều bộ phận viết y vẫn dùng i ở trường hợp này như ca sĩ, sĩ phu, sĩ quan…
  • Qui: những người viết kiểu này thường cho rằng Q+u là âm Quy (kiểu như T+h là âm Thờ vậy) nên khi ghép với i thì chính là quy. Nhưng vì u là nguyên âm nên khi ghép với một phụ âm không nên cho ra một phụ âm ghép. Nhưng do Q không thể ghép thẳng với nguyên âm mà thường phải thông qua /u/ (như Q+ua, Q+uy) nên cũng khó có thể nói là sai nếu hiểu Qu là âm Quy.
Thể loại Ngôn ngữ

Bình luận về bài viết này