• Thông báo

    Trang này được xây dựng như một Bách khoa về người phương Đông và các vấn đề liên quan. Các bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những mục từ mà mình quan tâm. Nếu không tìm được hoặc chỉ muốn dạo chơi qua, các bạn có thể vào mục Thể loại phía trên và từ mục đó đến với tất cả các thể loại và bài viết có mặt trong trang.

    Ở cuối mỗi trang đều có mục thể loại là nơi tập hợp những bài viết có liên quan đến bài bạn đang xem.
    Các bạn hãy coi phần nhận xét ở cuối mỗi bài là trang thảo luận để cải thiện chất lượng bài và bàn về những vấn đề liên quan. Về những ý kiến đối với toàn trang, xin viết ở phần nhận xét của trang Diễn đàn.

    Bách khoa này đang trong quá trình hoàn thiện nên những bài viết còn rất ít và sơ khai. Trang bắt đầu hoạt động từ ngày 26/6/1010.

    Bongdentoiac Group

    Trụ sở: TP.Hà Nội, Việt Nam Email: bongdentoiac@gmail
  • Thông điệp

    Vì sao

    Xin hiểu vì sao theo nghĩa rộng gồm các ngôi sao, hành tinh và vệ tinh… Vì sao cũng có thể là câu hỏi: vì sao?

    Mỗi người đều có một vì sao riêng của mình. Và vì sao của tôi chính là Trái Đất. Mọi người đều muốn được ngắm nhìn vì sao của mình. Còn tôi, tôi thấy nó hằng ngày, thấy cả trong giấc ngủ. Tôi thấy những gì đang diễn ra xung quanh nó. Vì sao của ai cũng lung linh và họ hi vọng nó sáng chói trên bầu trời, vũ trụ. Vì sao của tôi thì ngày càng tối tăm, mù mịt. Bao nhiêu khí độc, bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu bệnh tật đã làm cho Trái Đất yếu đi nhiều so với cái hồi tôi gặp nó. Ai đã làm nên tất cả những điều này. Đó chính là tôi hay là các bạn đang giữ cho mình một vì sao sáng. Vì sao của đời bạn đã làm cho bạn những gì? Vì sao của tôi luôn hết mình vì mọi người mà chẳng nhận được chút gì. Tôi đã làm được gì cho nó? Xin các bạn hãy giúp tôi thực hiện cái nhiệm vụ to tát này. Để mãi mãi về sau Trái Đất - vì sao của tôi - có thể sinh lợi cho các bạn.

    Hà Nội, 19/8/2005
    Tường Trung Phủ (祥衷甫)

Bao Thanh Thiên (film 1993)

Chú ý: Có thể bạn sẽ thấy bài viết này giống nhiều nơi trên mạng. Bởi vì tôi đã viết chúng lên một số trang khác hoặc do sự copy (là điều rất dễ xảy ra trên mạng). Nhưng tôi tin chắc những nơi đó không thể tốt và đầy đủ bằng chính bản của nó.

Bongdentoiac thông báo

Bao Thanh Thiên (包青天; bính âm: Bāo Qīng Tiān) là một bộ phim truyền hình Trung Hoa Dân Quốc, sản xuất bởi công ti cổ phần TNHH truyền bá Khai Toàn năm 1993. Bộ phim đã tạo cơn sốt về phim lấy đề tài điều tra phá án và gây dựng tiếng tăm cho các diễn viên như Kim Siêu Quần (người gần như đã được nhìn nhận là hiện thân của Bao Chửng[1]), Hà Gia Kính (vai Triển Chiêu), Phạm Hồng Hiên (vai Công Tôn Sách)… Phim được dựng lại năm 2007 với bộ ba diễn viên cũ. Phim lấy ý tưởng từ bộ truyện Thất hiệp ngũ nghĩa – tác phẩm tập hợp những truyện lưu truyền trong dân gian về Bao Thanh Thiên.

Thất hiệp ngũ nghĩa

Thất hiệp ngũ nghĩa hay Tam hiệp ngũ nghĩa (三侠五义) là một tiểu thuyết của Thạch Ngọc Côn viết vào đời Hàm Phong (Thanh Văn Tông), gồm 120 hồi. Tác phẩm ban đầu có tên là Trung liệt hiệp nghĩa truyện.

Thành phần đoàn làm phim

  • Biên kịch và Đạo diễn: xem phần Các tập bên dưới
  • Tổng đạo diễn: Tôn Thụ Bồi
  • Nhà sản xuất: Triệu Đại Thâm

Bảng phân vai

Kim Siêu Quần – Bao Chửng
Hà Gia Kính – Triển Chiêu
Phạm Hồng Hiên – Công Tôn Sách
Cao Niệm Quốc – Vương Triều
Từ Kiến Vũ (phần 1->21) và Lưu Việt Địch – Mã Hán
Dương Hùng – Trương Long
Thiệu Trường Sinh – Triệu Hổ
Tôn Bằng (phần 1), Vương Trung Hoàng (2, 3, 6, 7, 8, 12, 15, 17, 20, 22, 23, 24, 27, 28) và Thi Vũ (29, 30, 31, 32, 33, 36, 39, 40, 41) – Tống Nhân Tông
Long Long – Bát Hiền vương
Đỗ Mãn Sinh – Thái sư Bàng Cát
Tào Kiện – Thừa tướng Vương Diên Linh

Ca khúc trong phim

Bao Thanh Thiên (theme song, bản Hoa Thị)

– Hồ Qua (trình bày), Tôn Nghi (đặt lời), Dương Bỉnh Trung (soạn nhạc), Chiêm Sâm Hùng (phối khí)

Nguyện thế gian hữu thanh thiên (theme song, bản TVB)

– Nguyện thế gian có thanh thiên (願世間有青天)
– Lâm Tử Tường (trình bày), Hoàng Tiêm (đặt lời), Dương Bỉnh Trung (soạn nhạc), Chris Babida (phối khí)

Tân uyên ương hồ điệp mộng (end song, bản Hoa Thị)

– Giấc mơ uyên ương bươm bướm mới (新鴛鴦蝴蝶夢)
– Sáng tác và thể hiện: Hoàng An
– Phối khí: Chiêm Hoành Đạt

Huề thủ du nhân gian (end song, bản TVB)

– Nắm tay chơi cõi đời (携手游人间)
– Trương Chân (trình bày, soạn nhạc), Trương Vĩ Thiến (đặt lời), Lữ Trinh Hoảng (soạn nhạc)

Sự thật lịch sử

Bao Công có khuôn mặt trắng trẻo và không có vết sẹo hình mặt trăng trên trán[2]
Theo Kinh Kịch, mặt trắng là đại diện cho kẻ tiểu nhân, còn mặt đen biểu hiện cho người quân tử. Nó phù hợp với tính tình cương trực và sự chí công vô tư của Bao Chửng.
Theo truyền thuyết, Bao Công là sao Văn Khúc xuống trần, ban ngày xử án dương gian, ban đêm cai quản âm ti, nên mặt trăng để soi sáng địa phủ.
Không có nhiều vụ án đến thế
Bao Chửng làm Phủ doãn phủ Khai Phong trong khoảng 1056 – 1057 chứ không nhiều như trong phim nên hẳn nhiên không thể xử nhiều vụ án như vậy.
Công Tôn Sách là nhân vật hư cấu
Trong sử sách và các sách cổ không thấy nhắc đến nhân vật này. Bốn vị hộ vệ làm việc trong phủ Khai Phong cũng có thể là nhân vật không có thật. Triển Chiêu có thật nhưng không nổi tiếng và giỏi võ đến thế.
Bàng Thái sư
Theo Tống sử, quyển 311 có nhắc đến Bàng Thái sư Bàng Tịch (không phải Bàng Cát) sống cùng thời với Bao Chửng. Nhân vật này hoàn toàn không phải nhân vật phản diện luôn đối đầu với Bao Thanh Thiên như trong phim.
Vương Thừa tướng
Triều vua Tống Nhân Tông có 3 vị Thừa tướng họ Vương là Vương Khâm Nhược, Vương Tăng và Vương Tuỳ nhưng đều mất trước khi Bao Chửng làm Phủ doãn phủ Khai Phong.
Bát Hiền vương
Tên trong phim (và trong truyền thuyết dân gian) là Triệu Đức Phương, là con thứ tư của Tống Thái Tổ, mất năm 981, tức là trước khi Tống Chân Tông (cha Tống Nhân Tông) lên ngôi. Bát Hiền vương thực tế là Triệu Nguyên Nghiễm, con trai thứ 8 của Tống Thái Tông, mất năm 1044.

Các tập

Bao Thanh Thiên được công chiếu lần đầu tiên từ 23/2/1993 đến 18/1/1994 tại Đài Loan. Phim dài 236 tập gồm 41 phần là 41 vụ án khác nhau.

  1. 1-6 (6 tập): Án chém Mĩ (鍘美案, Trát Mĩ án)
    Biên kịch: Thái Văn Kiệt
    Đạo diễn: Lương Khải Trình
    Diễn viên chính: Lưu Tuyết Hoa (Tần Hương Liên), Dương Hoài Dân (Trần Thế Mĩ), Hầu Bỉnh Oánh (công chúa)
    Lịch sử: Trát Mĩ án là một vở kịch nổi tiếng ở Trung Quốc. Nguyên mẫu Trần Thế Mĩ không rõ ràng. Trong sử sách chỉ thấy thời Khang Hi (Thanh Thánh Tổ) có viên Bố chính sử tham chính, Thạch đạo án sát sử Trần Thế Mĩ nhưng không phải kẻ ruồng bỏ vợ con. / Tống Nhân Tông có 1 cô em gái là trưởng công chúa Thăng Quốc (không rõ tên, thường gọi là Triệu Diệu Nguyên). Công chúa sau làm đạo sĩ với hiệu là Thanh hư linh chiếu đại sư. Ngoài ra, theo Tống sử, Liệt truyện thứ 7 thì Tống Chân Tông (cha Nhân Tông), chỉ còn một công chúa chết yểu.
  2. 7-11 (5 tập): Thật giả Trạng nguyên (真假狀元, Chân giả Trạng nguyên)
    Biên kịch: Đặng Dục Côn
    Đạo diễn: Đặng Dục Khánh
    Diễn viên chính: Âu Dương Long (Chu Cần), Triệu Thụ Hải (Chu Cần, Trạng nguyên giả), Trình Tú Anh (Vương Yên Nhu), Tào Kiện (Vương Thừa tướng), Thái Xán Đắc (Tô Khất Nhi)
    Lịch sử: Triều Tống có 2 vị trạng nguyên họ Chu (周) nhưng không có ai tên Chu Cần và đều đậu trạng nguyên vào thế kỉ XIII (sau đời vua Tống Nhân Tông khoảng 200 năm).
  3. 12-18 (7 tập): Li miêu đổi Thái tử (狸貓換太子, Li miêu hoán Thái tử)
    Biên kịch: Trần Văn Quý
    Đạo diễn: Trần Liệt
    Diễn viên chính: Tăng Á Quân (Lý phi), Thai Trí Nguyên (Quách Hoè), Tiêu Ngải (Lưu hậu), Vương Trung Hoàng (Tống Nhân Tông), Long Long (Bát Hiền vương), Văn Suất (Trần Lâm), Hồ Huệ Linh (Mai Nương và Khấu Châu)
    Lịch sử: Li miêu hoán Thái tử là một vở kịch cổ của Trung Quốc. Theo Tống sử, quyển 242, liệt truyện thứ nhất, Lưu hậu tên thật là Lưu Nga, có một thị nữ họ Lý được vua Tống Chân Tông ân sủng, sinh ra Tống Nhân Tông. Sau Nhân Tông được Lưu hậu nuôi dạy. Nhân Tông không hề biết mẹ mình là Lý thị. Lý thị trước khi chết được thăng vị làm Thần phi. Sau khi Lưu hậu chết, Nhân Tông mới nhận mẹ. Khi đó, Bao Chửng là dân thường. Năm 1027, ông đỗ Tiến sĩ ra làm quan nhưng lại từ quan về phụng dưỡng cha mẹ già yếu ở quê nhà Hợp Phì (tỉnh An Huy, Trung Quốc). Nói cách khác, Bao Chửng không hề sống ở kinh thành trong khoảng thời gian đó và sau đó khá lâu, không thể giúp Nhân Tông nhận mẹ.
    Ghi chú: Li miêu là mèo báo, một giống mèo rừng, không phải linh miêu.
  4. 19-21 (3 tập): Kí hai cây đinh (雙釘記, Song đinh kí)
    Biên kịch: Vân Tiều, Cổ Bắc Khẩu
    Đạo diễn: Lương Khải Trình
    Diễn viên chính: Lâm Tại Bồi (Lý Thành Nam), Khâu Vu Đình (Trương Ngân Hoa), Dương Quần (Hồ Tây Bá), Triệu Bội Dự (Chu Ngô thị)
  5. 22-25 (4 tập): Thăm núi âm (探陰山, Thám âm sơn)
    Biên kịch: Kiều An
    Đạo diễn: Hầu Bá Uy
    Diễn viên chính: Dương Hoài Dân (Nhan Tra Tán), Ứng Hiểu Vi (Liễu Kim Thiền), Diệp Phi (Phùng Quân Hành), Lý Côn (Liễu Hồng)
  6. 26-29 (4 tập): Kí hoa hồng (紅花記, Hồng hoa kí)
    Biên kịch: Diêu Khánh Khang
    Đạo diễn: Trần Tuấn Lương
    Diễn viên chính: Kim Siêu Quần (Bao Chửng), Hạ Linh Linh (Cổ Thường Ngọc), Trương Du (Bạch Như Mộng), Hà Gia Kính (Triển Chiêu), Lôi Minh (Lưu Công công), Hầu Bỉnh Oánh (Công chúa), Du An Thuận (Tiểu Phi)
  7. 30-34 (5 tập): Chém Bàng Dục (鍘龐昱, Trát Bàng Dục)
    Biên kịch: Thái Văn Kiệt
    Đạo diễn: Lương Khải Trình
    Diễn viên chính: Nữu Thừa Trạch (Bàng Dục), Khâu Vu Đình (Kim Ngọc Nương), Dương Hoài Dân (Điền Khởi Nguyên), Đỗ Mãn Sinh (Bàng Thái sư), Trần Kì (Bàng phi)
  8. 35-43 (9 tập): Chém Bao Miễn (鍘包勉, Trát Bao Miễn)
    Biên kịch: Đặng Dục Côn
    Đạo diễn: Đặng Dục Khánh
    Diễn viên chính: Thai Trí Nguyên (Bao Miễn), Thẩm Mạnh Sinh (Văn Nhược Ngu), Lưu Minh (Bao Lý thị), Chu Huệ Trân (Diễm Nương), Diệp Phi (Hoa Hồ Điệp Cừu Phi)
  9. 44-46 (3 tập): Kí chậu đen (烏盆記, Ô bồn kí)
    Biên kịch: Ôn Lệ Phương
    Đạo diễn: Lương Khải Trình
    Diễn viên chính: Trình Tú Anh (Chu Vân Nương), Triệu Thụ Hải (Lý Hạo), Lục Nhất Long (Đinh Thiên), Trương Dự Diệu (Giang Vạn Lí), Văn Suất (Vương Tiến)
  10. 47-51 (5 tập): Thu Nương (秋娘)
    Biên kịch: Lý Tiểu Ninh
    Đạo diễn: Trần Tuấn Lương
    Diễn viên chính: Lưu Tuyết Hoa (Hoắc Thu Nương), Dương Hoài Dân (Trương Tụng Đức), Trương Phục Kiến (Hoàng Đại Hổ), Lý Nghệ Dân (Trương Tam Thiếu)
  11. 52-55 (4 tập): Chém vương gia (鍘王爺, Trát vương gia)
    Biên kịch: Kiều An
    Đạo diễn: Hầu Bá Uy
    Diễn viên chính: Dương Quang Hữu (Triệu vương), Khải Khải (Đường Tiểu Quang), Trương Du (Mai Hương), Lý Hựu Lân (Chu Đại Chiêu)
    Lịch sử: Vào thời Tống Nhân Tông (và trong khoảng thế kỉ XI), không có vị vương gia nào là Triệu vương.
  12. 56-60 (5 tập): Oán đàn cổ (古琴怨, Cổ cầm oán)
    Biên kịch: Chu Bình
    Đạo diễn: Vương Hiểu Hải
    Diễn viên chính: Trương Ngọc Yến (Thái Ngọc Viên), Thang Chí Vĩ (Lưu Đào), Tăng Á Quân (Lưu mẫu), Trần Hồng Liệt (Trần Thái uý), Triệu Vĩnh Hinh (Trần Bích Nga)
    Lịch sử: Tiêu vĩ cầm là một loại nhạc cụ cổ của Trung Quốc do Thái Ung đời Hán sáng chế. / Thời của Bao Chửng không có vị trạng nguyên nào họ Lưu (và nhà Tống cũng không có trạng nguyên Lưu Đào).
  13. 61-69 (9 tập): Ba lần đánh trống (三擊鼓, Tam kích cổ)
    Biên kịch: Trần Văn Quý
    Đạo diễn: Trần Liệt
    Diễn viên chính: Lưu Tuyết Hoa (Tần Băng Cơ), Tiêu Đại Lục (Trương Hoành Tổ), Triệu Thụ Hải (Da Luật Mộng Long), Chu Hồng Khâm (phó sứ nước Liêu), Kim Thao (Tần Bành Niên), Hạ Linh Linh (Tần phu nhân)
    Lịch sử: Da Luật Mộng Long là nhân vật không có thật. Cùng thời với Bao Chửng là vua Liêu Hưng Tông Da Luật Tông Chân nhưng không phải không có con trai.
  14. 70-74 (5 tập): Số sinh đôi (孿生劫, Loan sinh kiếp)
    Biên kịch: Trần Mạn Linh
    Đạo diễn: Trần Tuấn Lương
    Diễn viên chính: Tống Dật Dân (Đan Bình), Tống Đạt Dân (Đan Chính), Triệu Vĩnh Hinh (Tân Mẫn Chân), Trâu Lâm Lâm (Tiểu Hỉ)
  15. 75-79 (5 tập): Đình Báo Ân (報恩亭, Báo Ân đình)
    Biên kịch: Thái Văn Kiệt
    Đạo diễn: Vương Hiểu Hải
    Diễn viên chính: Nữu Thừa Trạch (Tống Thiên Bảo), Khâu Vu Đình (Thuỷ Tiên), Trần Huệ Lâu (Tống Quang), Trần Thục Phương (Tống Điền thị), Nhiếp Bình Hiền (Tần Bằng)
  16. 80-84 (5 tập): Thật giả chàng rể (真假女婿, Chân giả nữ tế)
    Biên kịch: Kiều An
    Đạo diễn: Hầu Bá Uy
    Diễn viên chính: Từ Nãi Lân (Lưu Thiên Bằng), Trâu Lâm Lâm (Hoàng Xảo Ngọc), Dương Trọng Ân (Vương Đạt), Lâm Thiên Ngọc (Vương Kiều), Mưu Hi Tông (Hoàng huyện lệnh)
  17. 85-88 (4 tập): Chuỳ vàng màu tím (紫金錘, Tử kim chuỳ)
    Biên kịch: Chương Tân
    Đạo diễn: Trần Tuấn Lương
    Diễn viên chính: Tống Đạt Dân (Triệu Thu Đường), Trần Khải Tuấn (Triệu Thu Kiệt), Tào Kiện (Vương Thừa tướng), Lục Nhất Long (Triệu Ngọc)
  18. 89-97 (9 tập): Trang số một thiên hạ (天下第一莊, Thiên hạ đệ nhất trang)
    Biên kịch: Đặng Dục Côn
    Đạo diễn: Đặng Dục Khánh
    Diễn viên chính: Lưu Đức Khải (Bùi Mộ Văn), Trương Ngọc Yến (Thạch Ngọc Nô), Điền Phong (Bùi Thiên Lan), Triệu Thụ Hải (Liễu Thiên Phong), Diệp Phi (Mã Hùng)
    Lịch sử: chưa biết Bùi Anh – tổ tiên họ Bùi – là ai.
  19. 98-102 (5 tập): Tấm lòng tấc cỏ (寸草心, Thốn thảo tâm)
    Biên kịch: Trần Văn Quý
    Đạo diễn: Nhâm Kiến Thanh
    Diễn viên chính: Điền Bình Xuân (Đoàn Thanh Hoà), Lý Lệ Phượng (Dương mẫu), Dương Khánh Hoàng (Dương Tạ Tổ), Lâm Tú Linh (Vương Xuân Hương)
  20. 103-110 (8 tập): Kí mổ rồng (屠龍記, Đồ long kí)
    Biên kịch: Chu Bình, Lương Lập Dần
    Đạo diễn: Tô Nguyên Phong
    Diễn viên chính: Lưu Tú Văn (Văn mẫu), Tống Đạt Dân (Văn Tín), Dương Trạch Trung (Văn Nhân), Dư Kế Khổng (Văn Nghĩa), Dương Quá (Văn Lễ), Kim Ngọc Lam (Thích Phượng Anh)
    Lịch sử: chưa biết Văn Định Bang – tổ tiên họ Văn – là ai.
  21. 111-115 (5 tập): Giấc mơ uyên ương bươm bướm (鴛鴦蝴蝶夢, Uyên ương hồ điệp mộng)
    Biên kịch: Trần Mạn Linh
    Đạo diễn: Đặng Dục Khánh
    Diễn viên chính: Khâu Vu Đình (Thẩm Nhu, Thẩm Li Cấu), Dương Hoài Dân (Thạch Vĩnh Tĩnh), Trương Phục Kiến (Tang Bác), Cố Quán Trung (Liễu Thanh Bình), Hoàng Trọng Dụ (Dương Cương)
  22. 116-121 (6 tập): Số thiên luân (天倫劫, Thiên luân kiếp)
    Biên kịch: Thái Văn Kiệt
    Đạo diễn: Lý Tuyền Khê
    Diễn viên chính: Phó Lôi (Giang Văn Hải), Trương Đình (Quý Minh Nguyệt), Trần Kì (Giang Ngọc Như), Dương Khánh Hoàng (Giang Uy)
    Lịch sử: Ngoài bản điều trần 10 việc của Phạm Trọng Yêm (năm 1043) khiến ông này bị giáng chức ra, những sự kiện trong phần này có lẽ đều không có thật.
  23. 122-127 (6 tập): Mật chim công (孔雀膽, Khổng tước đảm)
    Biên kịch: Lại Huệ Trung
    Đạo diễn: Hầu Bá Uy
    Diễn viên chính: Thai Trí Nguyên (Lưu Chính Thuận), Ứng Hiểu Vi (Từ Ngọc Nương), Nữu Thừa Trạch (Hồ Thiên Luân), Thôi Bội Nghi (Phùng Thuý Thuý)
  24. 128-133 (6 tập): Thật giả Bao Công (真假包公, Chân giả Bao Công)
    Biên kịch: Trần Văn Quý
    Đạo diễn: Trần Tuấn Lương
    Diễn viên chính: Kim Siêu Quần (Bao Chửng), Điền Phong (Thạch Quốc Trụ), Lý Tuyền (Thư Vệ thị), Vương Trung Hoàng (Tống Nhân Tông), Hoàng Trọng Dụ (Rùa lớn)
  25. 134-139 (6 tập): Tấm biển trinh tiết (貞節牌坊, Trinh tiết bài phường)
    Biên kịch: Lý Xương Dân
    Đạo diễn: Lý Gia
    Diễn viên chính: Lưu Tú Văn (Trương Lưu thị), Dương Khánh Hoàng (Thạch Nhất Lang), Phó Quyên (Trương Tiều Thiển), Lục Nhất Long (Trương Vô Hối)
  26. 140-144 (5 tập): Truyền kì Phướn mây máu (血雲幡傳奇, Huyết vân phiên truyền kì)
    Biên kịch: Trần Mạn Linh
    Đạo diễn: Trần Liệt
    Diễn viên chính: Cung Từ Ân (Liên Thải Vân), Câu Phong (Liên Côn), Lý Quý Luân (Trừng Nhân)
  27. 145-151 (7 tập): Mối yêu sống chết (生死戀, Sinh tử luyến)
    Biên kịch: Chu Bình, Lương Lập Dần
    Đạo diễn: Tô Nguyên Phong
    Diễn viên chính: Dương Khánh Hoàng (Trương Đồng Quang), Khâu Vu Đình (Triệu Tiệp Như), Triệu Thụ Hải (Hà Văn Tú), Thạch Anh (Lộ Vân Phong), Thôi Bội Nghi (Yên Hồng), Dương Bình An (Nguyễn Phi)
  28. 152-157 (6 tập): Kí tìm thân (尋親記, Tầm thân kí)
    Biên kịch: Ôn Lệ Phương
    Đạo diễn: Hầu Bá Uy
    Diễn viên chính: Tống Đạt Dân (Liễu Vân Phi), Tiêu Ân Tuấn (Liễu Vân Long), Điền Phong (Cố Thanh Phong), Trịnh Nghi Phân (Liễu Như Nguyệt), Tăng Á Quân (Liễu thê)
  29. 158-163 (6 tập): Dẫm tuyết tìm mai (踏雪尋梅, Đạp tuyết tầm mai)
    Biên kịch: Tống Văn Trọng
    Đạo diễn: Trương Trí Siêu
    Diễn viên chính: Thôi Bội Nghi (Bạch Tuyết Mai), Hạ Linh Linh (Bạch Huệ Anh), Câu Phong (Thẩm Thiếu Bạch), Lý Quốc Siêu (Bạch Học Văn), Lưu Sở (Đinh Thất)
  30. 164-169 (6 tập): Ngọc Rồng xanh (青龍珠, Thanh long châu)
    Biên kịch: Lý Xương Dân
    Đạo diễn: Tôn Thụ Bồi
    Diễn viên chính: Triệu Thụ Hải (Nhạc Thiên Cừu), Cung Từ Ân (Nhiếp Tiểu Hồng), Cố Quán Trung (Vương Can), Dư Kế Khổng (Hà Tất), Tăng Á Quân (Hoàng Thái hậu), Thi Vũ (Tống Nhân Tông)
  31. 170-175 (6 tập): Người đẹp cá (魚美人, Ngư mĩ nhân)
    Biên kịch: Trần Văn Quý
    Đạo diễn: Trần Tuấn Lương
    Diễn viên chính: Khâu Vu Đình (Kim Mẫu Đơn và Hiểu Liên), Dương Khánh Hoàng (Trương Chân), Điền Bình Xuân (Kim Sủng), Long Long (Minh Hà lão lão), Hoàng Trọng Dụ (Rùa tiên)
  32. 176-180 (5 tập): Địch Thanh (狄青)
    Biên kịch: Lý Xương Dân
    Đạo diễn: Trần Liệt, Hầu Bá Uy
    Diễn viên chính: Trương Phục Kiến (Địch Thanh), Trâu Lâm Lâm (Hoắc Thiên Nhạn và Hà Kim Liên), Trần Hồng Liệt (Hoắc Thiên Điêu), Trình Tú Anh (Phong Thập Tứ Nương)
    Lịch sử: Năm 1044, Hạ Cảnh Tông Lý Nguyên Hạo kí hoà ước với nhà Tống nhưng không phải do cảm ơn cứu mạng của Địch Thanh, mà do không đủ sức tham chiến lâu dài.
  33. 181-187 (7 tập): Người con có hiếu Chương Lạc (孝子章洛, Hiếu tử Chương Lạc)
    Biên kịch: Đặng Dục Côn
    Đạo diễn: Tôn Thụ Bồi
    Diễn viên chính: Lý Tuyền (Lý Vân Nương), Phó Lôi (Chương Lạc), Câu Phong (Diệp Vấn), Kiều Hoa Quốc (Trần Thanh Nhuệ)
  34. 188-194 (7 tập): Cơn giận sấm sét (雷霆怒, Lôi đình nộ)
    Biên kịch: Lương Lập Dần, Chu Bình
    Đạo diễn: Kim Ngao Huân
    Diễn viên chính: Lý Á Minh (Sài Văn Ý), Nữu Thừa Trạch (Dương Gia Bảo), Địch Oanh (Sài Văn Đình và Vi Liên Hoa), Điền Bình Xuân (Sài Chính), Cố Quán Trung (Dương Gia Thanh), Lý Lệ Phượng (Dương mẫu)
    Lịch sử: Triệu Khuông Dận là tướng nhà Hậu Chu. Năm 960, binh lính phát động binh biến Trần Kiều, tôn Khuông Dận làm vua (tức Tống Thái Tổ), lập ra nhà Tống. Vua Hậu Chu là Sài Tông Huấn bị giáng làm Trịnh vương, được ban miễn tử kim bài và cho con cháu đời đời hưởng phú quý. / Dương gia tướng là một gia tộc nhiều đời làm tướng thời Bắc Tống. Cùng thời với Bao Chửng là Dương Văn Quảng (không phải Dương Gia Thanh và Dương Gia Bảo).
  35. 195-201 (7 tập): Bói âm dương (陰陽判, Âm dương phán)
    Biên kịch: Kiều An
    Đạo diễn: Vương Trọng Quang
    Diễn viên chính: Triệu Thụ Hải (Văn Diệu Đình), Cung Từ Ân (Trương Di Phân), Lưu Tú Văn (Nguỵ phu nhân), Lục Nhất Long (Âu Dương Linh), Đường Kì (Trần Hỉ Nhi)
  36. 202-207 (6 tập): Chín bản tấu (九道本, Cửu đạo bản)
    Biên kịch: Trần Văn Quý
    Đạo diễn: Tô Nguyên Phong
    Diễn viên chính: Dương Hoài Dân (Vương Luân), Địch Oanh (Vương Yến Yến), Triệu Vĩnh Hinh (Mạc Sầu), Tạ Bình Nam (Kinh Vô Mệnh), Thi Vũ (Tống Nhân Tông)
  37. 208-213 (6 tập): Núi Bồ Tát (菩薩嶺, Bồ Tát lĩnh)
    Biên kịch: Trần Mạn Linh
    Đạo diễn: Trần Tuấn Lương
    Diễn viên chính: Trương Bội Hoa (Sở Thiên Minh), Cố Quán Trung (Lộ Cường), Điền Bình Xuân (Cát Chính Hàm), Tống Đạt Dân (Từ Quý), Thái Xán Đắc (Dương Ngọc Sinh), Điền Phong (Hoà thượng Vong Liễu)
  38. 214-219 (6 tập): Lời trong tranh (畫中話, Hoạ trung thoại)
    Biên kịch: Lý Nghi
    Đạo diễn: Lưu Lập Lập
    Diễn viên chính: Câu Phong (Lâm Thư Thiện), Lâm Tại Bồi (Phương Văn Sơn), Thẩm Hải Dong (Ngô Ngọc Trinh), Trâu Lâm Lâm (Ngô Trung Di)
  39. 220-225 (6 tập): Bàng phi có mang (龐妃有喜, Bàng phi hữu hỉ)
    Biên kịch: Thái Văn Kiệt
    Đạo diễn: Vương Trọng Quang
    Diễn viên chính: Đỗ Mãn Sinh (Bàng Thái sư), Trần Kì (Bàng Phi), Lý Tuyền (Đỗ Ngọc Mai), Văn Suất (Phạm Hồng Tuyết)
  40. 226-231 (6 tập): Vương tôn ăn mày (乞丐王孫, Khất cái vương tôn)
    Biên kịch: Đặng Dục Côn
    Đạo diễn: Tôn Thụ Bồi
    Diễn viên chính: Vương Tư Ý (Âu Dương Linh Lung), Điền Phong (Tần Hoa), Thai Trí Nguyên (Tiết Tiểu Thất), Tạ Bình Nam (Hứa Vân Bưu), Phó Lôi (Mã Tùng Hữu)
  41. 232-236 (5 tập): Ngũ Thử gây rối Đông Kinh (五鼠鬧東京, Ngũ thử náo Đông Kinh)
    Biên kịch: Trần Văn Quý
    Đạo diễn: Tô Nguyên Phong
    Diễn viên chính: Địch Oanh (Mạnh Xuân Ni), Cố Quán Trung (Bạch Ngọc Đường), Trương Quốc Trụ (Lô Phương), Ngô Nguyên Tuấn (Hàn Chương), Phán Tam (Từ Khánh), Lục Nhất Long (Tưởng Bình), Lưu Tú Văn (Cửu Vĩ Hồ), Tạ Bình Nam (Sa Thiên Lí)

Tham khảo

Ghi chú

  1. ^ Phim Bao Thanh Thiên được dựng lại
  2. ^ Sự thật chưa biết về… Bao Thanh Thiên!
Thể loại Film

20 bình luận

  1. […] – Trang web Bách khoa người phương Đông: bongdentoiac.wordpress.com/2011/11/12/bao-thanh-thien-film-1993/ […]

  2. […] – Trang web Bách khoa người phương Đông: bongdentoiac.wordpress.com/2011/11/12/bao-thanh-thien-film-1993/ […]

Gửi phản hồi cho [Review] Bao Thanh Thiên 1993 – Thám âm sơn (Vụ 5) – SEEDS OF FEELINGS Hủy trả lời