• Thông báo

    Trang này được xây dựng như một Bách khoa về người phương Đông và các vấn đề liên quan. Các bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những mục từ mà mình quan tâm. Nếu không tìm được hoặc chỉ muốn dạo chơi qua, các bạn có thể vào mục Thể loại phía trên và từ mục đó đến với tất cả các thể loại và bài viết có mặt trong trang.

    Ở cuối mỗi trang đều có mục thể loại là nơi tập hợp những bài viết có liên quan đến bài bạn đang xem.
    Các bạn hãy coi phần nhận xét ở cuối mỗi bài là trang thảo luận để cải thiện chất lượng bài và bàn về những vấn đề liên quan. Về những ý kiến đối với toàn trang, xin viết ở phần nhận xét của trang Diễn đàn.

    Bách khoa này đang trong quá trình hoàn thiện nên những bài viết còn rất ít và sơ khai. Trang bắt đầu hoạt động từ ngày 26/6/1010.

    Bongdentoiac Group

    Trụ sở: TP.Hà Nội, Việt Nam Email: bongdentoiac@gmail
  • Thông điệp

    Vì sao

    Xin hiểu vì sao theo nghĩa rộng gồm các ngôi sao, hành tinh và vệ tinh… Vì sao cũng có thể là câu hỏi: vì sao?

    Mỗi người đều có một vì sao riêng của mình. Và vì sao của tôi chính là Trái Đất. Mọi người đều muốn được ngắm nhìn vì sao của mình. Còn tôi, tôi thấy nó hằng ngày, thấy cả trong giấc ngủ. Tôi thấy những gì đang diễn ra xung quanh nó. Vì sao của ai cũng lung linh và họ hi vọng nó sáng chói trên bầu trời, vũ trụ. Vì sao của tôi thì ngày càng tối tăm, mù mịt. Bao nhiêu khí độc, bao nhiêu tệ nạn, bao nhiêu bệnh tật đã làm cho Trái Đất yếu đi nhiều so với cái hồi tôi gặp nó. Ai đã làm nên tất cả những điều này. Đó chính là tôi hay là các bạn đang giữ cho mình một vì sao sáng. Vì sao của đời bạn đã làm cho bạn những gì? Vì sao của tôi luôn hết mình vì mọi người mà chẳng nhận được chút gì. Tôi đã làm được gì cho nó? Xin các bạn hãy giúp tôi thực hiện cái nhiệm vụ to tát này. Để mãi mãi về sau Trái Đất - vì sao của tôi - có thể sinh lợi cho các bạn.

    Hà Nội, 19/8/2005
    Tường Trung Phủ (祥衷甫)

Họ Nguyễn

Nguyễn (chữ Nôm: 阮) là một họ của người Á Đông. Đây là họ phổ biến nhất của người Việt. Tuy vậy, ở các dân tộc chính khác của phương Đông, nó không phải là họ có số lượng lớn, thậm chí còn là họ hiếm. Họ này cũng xuất hiện trong cuốn sách cổ liệt kê các họ của người Trung Quốc – Bách gia tính – ở vị trí thứ 130.

Các cách viết

  • Chữ Hán: 阮_阮
  • Bính âm Hán ngữ: Ruǎn, Yuán
  • Chữ Hàn (Hangul): 완, 원
  • Romaja quốc ngữ (dùng ở Hàn Quốc): Wan, Won
  • McCune–Reischauer (dùng ở Triều Tiên): Wan, Wŏn
  • Bình giả danh (Hiragana): げん
  • Rōmaji: Gen
  • Chữ Quốc ngữ: Nguyễn
  • Tiếng Anh: Nguyen, Ruan, Wan, Yuen
  • Tiếng Malaysia: Ngwan
  • Viết tắt: Ng̃

Ngoài các cách viết trên, họ Nguyễn còn có nhiều cách kí âm latin khác trong cộng đồng Hoa ngữ như Juan (ở Đài Loan), Un (ở Áo Môn), Yuen (ở Hương Cảng); Jyun (trong tiếng Việt); Nguang (trong tiếng Triều Châu); Ngiôn (trong tiếng Khách Gia); Wee, Ńg (trong tiếng Phúc Kiến)…

Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, họ 阮 ở một số địa phương được đọc là Nguyên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chữ 阮 chỉ có 1 cách phiên âm là Nguyễn. Cách đọc Nguyên có thể là do họ 邧 (Nguyên) được viết sai mà thành.

Nguồn gốc và lịch sử

1. Theo Nguyên Hoà tính toảnVạn tính thống phổ, con Cao Dao (皋陶) được ban đất Yển (偃) nên lấy Yển làm họ. Họ Yển lập nước Nguyễn (vào đời Thương). Nước bị diệt, vương tộc nước này đã nhận Nguyễn làm họ.
2. Vào khoảng thời Tần – Hán, người quận Cửu Nguyễn (九阮) đã lấy tên địa danh, sau rút gọn lại thành Nguyễn làm họ.[1]
3. Theo Xuân Thu công tử phổ, con cháu công tử Phong Hựu (豐又) nước Trịnh thời Xuân Thu nhân tổ tiên có tên chữ là Thạch Quý (石癸) đã lấy Thạch làm họ. Đến cuối đời Đông Tấn (TK V), do tránh chiến loạn có chi đã di cư đến Nguyễn Thố (阮厝; Chiết Giang, Trung Quốc), nhân đó đã đổi họ thành Nguyễn.
4. Theo Nam sửTính thị khảo lược, cung phi của Lương Vũ Đế (thế kỉ VI) là Thạch Lệnh Doanh (石令嬴) được vua ban họ Nguyễn. Gia tộc họ Thạch đã có chi đổi họ sang Nguyễn.
5. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm 1232, Thái sư Trần Thủ Độ buộc con cháu nhà Lý phải đổi sang họ Nguyễn để tránh huý Trần Lý (陳李, ông Thái Tông Trần Cảnh).
6. Theo Thế phả dòng họ Nguyễn Phúc, sau khi nhà Mạc bị diệt, một bộ phận con cháu nhà Mạc chạy xuống phía Nam nương nhờ chúa Nguyễn và đã đổi sang họ Nguyễn.
7. Sau khi chúa Trịnh bị diệt, con cháu cũng đổi sang họ Nguyễn để tránh bị bắt.
8. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, ông của vua Quang Trung là Hồ Phi Tiễn đã đổi sang họ vợ là Nguyễn.
9. Thời Nguyễn, luật pháp quy định những người mang họ vua được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Do đó, dân chúng (nhất là những người mang tội) đã đổi sang họ Nguyễn.
Ở Việt Nam, các triều như Trần, Mạc sau khi bị lật đổ, con cháu thường đổi sang họ khác, trong đó chủ yếu là Nguyễn.

Về thuỷ tổ, Nguyễn Thước, cha Nguyễn Bặc (khai quốc công thần nhà Đinh), được xem là thuỷ tổ của họ Nguyễn ở Việt Nam. Mặc dù trước ông cũng có một số nhân vật lịch sử mang họ Nguyễn. Nhân vật đầu tiên mang họ này xuất hiện ở Việt Nam là Nguyễn Phu – Thứ sử Giao Châu (thế kỉ IV). Trong khi đó, ở Trung Quốc, Cao Dao được xem là thuỷ tổ họ này.
Theo cuốn Nhìn lại lịch sử của Bùi Văn Nguyên (2003, NXB Văn hoá Thông tin), Nam Việt Vũ Vương Triệu Đà họ Nguyễn và là hậu duệ của vua Hùng. Như vậy, họ Nguyễn ở Việt Nam đã xuất hiện từ khoảng thế kỉ III TCN. Nhưng theo Sử kí của Tư Mã Thiên thì Triệu Đà họ Triệu, là người Chân Định (Hà Bắc, Trung Quốc), không liên quan gì tới Bách Việt.
Những thông tin như kiểu trên còn xuất hiện trong nhiều bài viết của Bùi Văn Nguyên cũng như những tác giả khác như Đỗ Tòng, Hà Tùng Tiến, Nguyễn Văn Tằng, Võ Trọng Thái… có lẽ bắt nguồn từ cuốn Cổ Lôi ngọc phả truyền thư (cổ thư của tộc Nguyễn ở làng Văn Nội, Hà Nội). Cổ thư đã nêu rõ tên tuổi của các vua Hùng, Đế Minh, Đế Nghi đều là họ Nguyễn. Tuy nhiên, cuốn truyền thư này đã đảo lộn hoàn toàn lịch sử Việt Nam đã được công nhận và có sự sai khác khá rõ so với những cuốn sử chính thống. Do vậy, nếu lấy đây làm cơ sở thì thật chưa thoả đáng. Vả lại, truyền thư này cũng chưa được chứng minh về độ tin cậy.

Họ Nguyễn sinh sống chủ yếu ở Việt Nam và dòng họ lớn nhất là Nguyễn Phúc (bắt đầu từ Nguyễn Bặc). Dòng họ này đã kiểm soát vùng đất phía nam Việt Nam (gọi là Đàng Trong) từ 1600 đến 1774. Đến 1802, Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) lập nên triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam gọi là Nhà Nguyễn và đặt tên nước là Đại Nam (1820).

Một triều đại phong kiến khác do họ Nguyễn đứng đầu là Tây Sơn, tồn tại trong khoảng 1788 – 1802, do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lập nên (nguyên họ Hồ).

Nguồn gốc họ mới
Vào đời Nguyễn năm 1823, vua Thánh Tổ Minh Mạng ban cho con cháu Nguyễn Phúc họ Tôn Thất (尊室). Nữ thì tuỳ theo quan hệ xa gần mà gọi là Công Nữ, Công Tôn Nữ, Công Tằng Tôn Nữ hay Cung Huyền Tôn Nữ… gọi chung là Tôn Nữ (孫女). Họ này đến nay có thể xem đã trở thành một họ độc lập.

Một số dòng họ lớn: Nguyễn Đình, Nguyễn Huy, Nguyễn Hữu, Nguyễn Khắc, Nguyễn Phúc, Nguyễn Tử…

Số lượng và phân bố

Họ Nguyễn xuất hiện ở nhiều dân tộc (chủ yếu ở Việt Nam) như Việt, Hán, Di, Chăm, Hồi, Khơ Me, Miêu (H’mông), Mường, Thái, Thổ, Tráng, Triều Tiên…
Nguyễn là họ phổ biến nhất Việt Nam, chiếm khoảng ⅓ dân số (thống kê năm 2005 là 38,4%, năm 2022 là 31,5%). Nguyễn cũng là họ khá phổ biến ở nhiều quốc gia có cộng đồng người Việt lớn như Australia (7[2], họ gốc Á phổ biến nhất – số liệu thống kê năm 2006), Na Uy (51[3], năm 2013), Pháp (54[4]), Mĩ (57[5], họ gốc Á phổ biến nhất – số liệu thống kê năm 2007), Czech (họ ngoại quốc phổ biến nhất[6], năm 2007), Đài Loan (62, số liệu thống kê hộ tịch của bộ Nội vụ Trung Hoa Dân Quốc năm 2018). Tổng số người mang họ Nguyễn trên toàn thế giới ước tính khoảng hơn 39 triệu người (đứng thứ 8 ở phương Đông).

Danh nhân họ Nguyễn

Dưới đây là một vài nhân vật mang họ Nguyễn có thể đáng chú ý.

  • Việt Nam
    Nhân vật lịch sử
    Nguyễn Trãi: công thần khai quốc nhà Hậu Lê, Danh nhân văn hoá thế giới
    Nguyễn Bỉnh Khiêm: quan nhà Lê Trịnh
    Nguyễn Hoàng: chúa Nguyễn đầu tiên
    Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (Quang Trung): hoàng đế nhà Tây Sơn
    Nguyễn Du: đại thi hào, Danh nhân văn hoá thế giới
    Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long): Hoàng đế khởi đầu nhà Nguyễn
    Nguyễn Phúc Đảm (Minh Mạng), Nguyễn Phúc Miên Tông (Thiệu Trị), Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (Tự Đức), Nguyễn Phúc Ưng Chân (Dục Đức), Nguyễn Phúc Hồng Dật (Hiệp Hoà), Nguyễn Phúc Ưng Đăng (Kiến Phúc), Nguyễn Phúc Ưng Lịch (Hàm Nghi), Nguyễn Phúc Ưng Kỉ (Đồng Khánh), Nguyễn Phúc Bửu Lân (Thành Thái), Nguyễn Phúc Vĩnh San (Duy Tân), Nguyễn Phúc Bửu Đảo (Khải Định), Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ (Bảo Đại): Hoàng đế Đại Nam
    Nhân vật chính trị thời hiện đại
    Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh): Danh nhân văn hoá thế giới, Top 100 nhân vật thế kỉ XX
    Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Khánh: Thủ tướng Việt Nam Cộng Hoà
    Nguyễn Văn Thiệu: Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà
    Nguyễn Ngọc Loan: tướng Việt Nam Cộng Hoà
    Nguyễn Văn Trỗi: chiến sĩ Cộng sản trong chiến tranh Việt Nam
    Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh): Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
    Nguyễn Phú Trọng: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
    Nguyễn Xuân Phúc: Thủ tướng, Chủ tịch nước Việt Nam
    Nguyễn Minh Triết: Chủ tịch nước Việt Nam
    Nguyễn Duy Cống (Đỗ Mười), Nguyễn Tấn Dũng: Thủ tướng Việt Nam
    Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Kim Ngân: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
    Nguyễn Thị Châu Sa (Nguyễn Thị Bình): Phó Chủ tịch nước Việt Nam
    Nhân vật khác
    Nguyễn Văn Thuận (François-Xavier), Nguyễn Văn Nhơn (Pierre): hồng y
    Nguyễn Xuân Bảo (Thích Nhất Hạnh): Thiền sư, Anh hùng châu Á
    Nguyễn Xuân Trí (Dustin Nguyễn): đạo diễn, diễn viên
    Nguyễn Thanh Tùng (Sơn Tùng M-TP): ca sĩ
    Nguyễn Tiến Minh: vận động viên cầu lông
    Nguyễn Ngọc Trường Sơn: đại kiện tướng cờ vua
    Nguyễn Công Phượng, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tuấn Anh: cầu thủ bóng đá
    Thành danh ở nước ngoài
    Thuận B. Nguyễn (Scotty Nguyen): tay chơi poker Mĩ
    Nguyễn Thanh Việt: nhà văn Mĩ
    Nguyễn An Tịnh (Kim Thuý): nhà văn Canada
    Họ Tôn Thất, Tôn Nữ
    Tôn Thất Thuyết: quan nhà Nguyễn
  • Trung Quốc
    Nguyễn Tịch: nhà thơ thời Tấn
    Nguyễn Nguyên: quan nhà Thanh
    Nguyễn Linh Ngọc: diễn viên thời Dân quốc
    Nguyễn Lộ Phỉ: kì thủ cờ vua Trung Quốc
  • Đài Loan
    Nguyễn Kinh Thiên: diễn viên
  • Nhật Bản
    Jun Nguyen-Hatsushiba: hoạ sĩ
  • Tân Gia Ba (Singapore)
    Nguyễn Thị Thiên Thanh (Tila Tequila): người mẫu, ca sĩ Mĩ
  • Lào
    Nguyễn Trí Mưu (Kaysone Phomvihane): Chủ tịch, Thủ tướng Lào
  • Philippines
    Nguyễn Tân Đức Thanh: tội phạm ma tuý Úc
  • Thái Lan
    Nguyễn Tường Vân: tội phạm ma tuý Úc
  • Bỉ
    Nikita Nguyen (Nikita Dragun): YouTuber Mĩ
  • Canada
    Kim Nguyen: đạo diễn phim
  • Czech
    Nguyễn Thái Đại Văn: đại kiện tướng cờ vua
  • Đan Mạch
    Stephanie Nguyen: vũ công
  • Đức
    Marcel Văn Minh Phúc Long Nguyễn: vận động viên thể dục dụng cụ
    Nguyễn Kim Mai Thi: nhà hoá học
  • Israel
    Nguyễn Thị Hồng Vân (Vaan Nguyen): nhà thơ, nhà báo

  • Nguyễn Thế Anh (Lee Nguyen): cầu thủ bóng đá
  • Na Uy
    Lan Marie Nguyen Berg: chính trị gia
  • Pháp
    Nguyễn Vân Nga (France Nuyen): diễn viên, người mẫu
  • Úc
    Rob Nguyen: vận động viên đua xe
  • Nhân vật hư cấu
    Nguyễn Tiểu Thất: thủ lĩnh Lương Sơn trong tiểu thuyết Thuỷ hử truyện
Thể loại Họ phương Đông

Bình luận về bài viết này